[Chú ý] Bạn đã bỏ qua mốc khám thai quan trọng nào chưa?
Khám thai định kỳ giúp mẹ theo dõi sức khỏe của em bé và cả bản thân. Để hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần biết lựa chọn nơi khám, các mốc khám thai định kỳ quan trọng,... Gieo mầm hạnh phúc sẽ cùng mẹ tìm hiểu vấn đề này nhé!
Các mẹ bầu khi bước vào thai kỳ đặc biệt là những người có con lần đầu tiên luôn cảm thấy có quá nhiều băn khoăn đặc biệt là vấn đề khám thai định kỳ. Mình nên khám ở đâu? Cần đi khám bao nhiêu lần trong suốt thai kỳ? Đi khám thai cần chuẩn bị những gì?,… Hơn nữa việc nắm rõ các mốc khám thai quan trọng cũng là khó khăn với rất nhiều mẹ bầu.
Tất cả sẽ được các chuyên gia Gieo mầm hạnh phúc giải đáp dưới đây.
Tầm quan trọng của các mốc khám thai
Mang một sinh linh nhỏ bé trong cơ thể là một quá trình biến đổi lớn của phụ nữ. Một sự biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ thế, hẳn là bố mẹ cũng rất tò mò xem con đang phát triển như thế nào trong bụng phải không? Chính vì thế khám thai định kỳ là một việc hết sức quan trọng.
- Qua các mốc khám thai quan trọng mẹ sẽ được theo dõi sự phát triển của con và sự thay đổi cơ thể của mẹ. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra tư vấn chăm sóc phù hợp hoặc các xử trí trong trường hợp cần thiết.
- Một số các xét nghiệm theo dõi sức khỏe của mẹ và bé chỉ có tính chính xác trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như Kiểm tra Double Test giúp kiểm tra nguy cơ bé mắc các hội chứng như Down, Edward hoặc Patau,… . Xét nghiệm này sẽ cho kết quả chính xác nếu được thực hiện ở tuần thứ 12 của thai kỳ.
- Không chỉ được nhận lời khuyên của bác sĩ mà còn có thể gặp gỡ và chia sẻ với rất nhiều các mẹ bầu khác. Điều này có thể giúp cải thiện tinh thần của mẹ bầu cũng như chúng ta sẽ đút túi được kha khá các kinh nghiệm bầu bí đấy.
Thai kỳ của phụ nữ thường được chia làm 3 giai đoạn. Tương ứng với mỗi 3 tháng một được gọi là các “tam cá nguyệt”. Dưới đây Gieo mầm hạnh phúc sẽ đưa ra các mốc khám thai quan trọng cần thiết các mẹ bầu cần nhớ.
Các mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiên
Những lần khám thai đầu tiên luôn hồi hộp, các mẹ bầu nên ăn nhẹ một chút trước khi đi khám. Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi đơn giản để trả lời bác sĩ. Ví dụ như cân nặng, chu kỳ kinh gần nhất, bạn có mắc bệnh lý nào không,… Các nhân viên y tế thường rất nhẹ nhàng và chu đáo nên bạn đừng quá lo lắng nhé. Trong thời gian này chúng ta sẽ trải qua khoảng 2 đến 3 lần khám thai.
Mốc khám thai đầu tiên
Thông thường phụ nữ sẽ đi khám thai lần đầu khi thử que thử thai hiện 2 vạch. Một số người sẽ thấy một số dấu hiệu như chậm kinh, cơ thể thay đổi kỳ lạ, mệt mỏi, buồn nôn,… Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ không phát hiện ra mình đã có bầu cho đến khi em bé đã được một vài tháng. Mốc khám thai đầu tiên tốt nhất sẽ được tiến hành trong vòng tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Mẹ sẽ được kiểm tra, cũng như tiến hành một số xét nghiệm sau.
- Đo cân nặng chiều cao. Việc này sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ, cũng như một số nguy cơ như bị tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng,…
- Đo huyết áp: mẹ sẽ được đánh giá nguy cơ tiền sản giật, và hỏi về tiền sử huyết áp.
- Siêu âm: đây có thể là lần đầu tiên mẹ được nhìn thấy bé. Bác sĩ sẽ đánh giá xem phôi đã làm tổ ở tử cung chưa, bé có tim thai chưa, có gì bất thường không,…
- Ngoài ra mẹ còn có thể được làm một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm nước tiểu đo nồng độ hormon hCG – một loại hormon được tiết ra khi mẹ có thai; đo đường huyết đánh giá nguy cơ tiểu đường; xét nghiệm máu kiểm tra mẹ có mắc bệnh truyền nhiễm không hoặc xác định nồng độ các kháng thể nếu trước đó mẹ đã tiêm các vacxin phòng bệnh ( HIV, viêm gan B, thủy đậu, sởi,…).
Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Và quan trọng là nhắc mẹ về lần khám tiếp theo.
Mốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳ
Đây là một trong các mốc khám định kỳ quan trọng nhất mà bé cần được thực hiện. Tuổi thai, ngày dự sinh cũng như xét nghiệm cần thiết sẽ có độ chính xác cao nhất nếu được thực hiện trong tuần thứ 12 của thai kỳ. Ngoài được đo huyết áp và cân nặng như lần trước mẹ sẽ thực hiện Double Test.
- Xét nghiệm máu đo các chỉ số PAPP-A (một loại protein do nhau thai tiết ra), Free β hCG (một đơn vị của hormon hCG do nhau thai mẹ tiết ra) .
- Siêu âm đo độ mờ da gáy của bé.
Sau đó bác sĩ sẽ kết luận xem con có nguy cơ mắc các dị tật thai nhi nào không. Thông thường tỷ lệ bé mắc các dị tật bẩm sinh ngày nay không cao. Tuy nhiên nếu bé có nguy cơ cao cũng không có nghĩa là con chắc chắn mắc các dị tật, khi đó bác sĩ có thể chỉ định mẹ làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá kĩ hơn.Ví dụ như xét nghiệm NIPT (một loại xét nghiệm sẽ phân tích kỹ ADN của con có trong máu mẹ) sau đó sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ.
Các mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ hai
Đây sẽ là thời điểm mà mẹ và bé cùng phát triển nhanh hơn. Phụ nữ có thai sẽ tăng từ nửa cân đến một cân mỗi tuần trong giai đoạn này. Em bé sẽ phát triển các chi, các giác quan, các cơ quan hoàn thiện hơn.
Khám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳ
Với các phụ nữ đã trải qua các mốc khám thai định kỳ trên thì lần này sẽ vô cùng đơn giản và quen thuộc. Mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp, siêu âm. Lần này mẹ sẽ nhìn được rõ hơn hình ảnh của bé trong bụng rồi đấy.
Với một số mẹ bầu không biết mình có thai cho đến tận tháng thứ ba, thì thời điểm này sẽ được bác sĩ chỉ định làm Triple Test.
- Đây là một xét nghiệm máu sẽ đo một số các hormon do nhau thai, bào thải sản xuất ra như hCG, AFP, Estriol để đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi ở bẩm sinh.
- Tuy nhiên độ chính xác của Test này giảm hơn so với việc được làm Double Test đúng thời gian từ tuần 11-13.
- Nếu như các test cho thấy nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh bác sĩ cũng có thể tư vấn làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm chọc ối,… và đưa ra lời khuyên phù hợp cho mẹ.
Mốc khám thai tuần thứ 22-28 của thai kỳ
Đến lần này thì mẹ bầu không còn quá nhiều lo lắng khi đến khám thai định kỳ nữa mà còn háo hức vì được nhìn bé ngày càng rõ nét hơn, bé thể hiện nhiều hoạt động hơn. Tuy nhiên lần này mẹ bầu nhớ nhịn ăn trước khi đi khám nhé, để tránh quá mệt thì nên mang sẵn một ít thức ăn nhẹ để có thể ăn ngay sau khi khám xong. Ngoài việc đo cân nặng và kiểm tra huyết áp mẹ bầu sẽ tiến hành thêm:
- Siêu âm 4D hoặc 5D – Chất lượng hình ảnh của loại siêu âm này sẽ rõ nét hơn cũng như mẹ sẽ quan sát được con dưới nhiều góc độ hơn. Bác sĩ có thể đánh giá được cân nặng bé, các bất thường nếu có ở các chi, đầu, cột sống, thận, nhau thai, tim thai,…; lượng nước ối của mẹ,…
- Tầm soát đái tháo đường thai kỳ bằng biện pháp dung nạp glucose. Mẹ bầu sẽ được lấy máu hai lần khi vừa tới khám và sau khi uống một dung dịch đường glucose mà bác sĩ hoặc y tá phát cho.
- Tiêm vaccin uốn ván cũng sẽ được tiêm mũi đầu tiên.
Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ ba
Mẹ và bé đã cùng nhau đi được hai phần ba chặng đường rồi đấy. Chỉ còn một chút nữa là hai mẹ con được gặp mặt nhau rồi đấy. Quý thứ ba của thai kỳ này mẹ sẽ thường xuyên phải đến khám thai hơn để chuẩn bị tốt nhất chào đón con ra đời.
Mốc khám thai tuần thứ 28-32 của thai kỳ
Ngoài các kiểm tra thường quy thì lần khám thai này mẹ bầu sẽ tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra sau:
- Siêu âm đánh giá xem em bé có bị tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai; đo tim thai, đo cân nặng của bé.
- Mẹ sẽ được tiêm mũi vacxin uốn ván thứ 2.
- Ngoài ra mẹ còn được xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá sự phát triển của bé.
Mốc khám thai tuần thứ 32-34 của thai kỳ
Bé sẽ được đo tim thai, cân nặng, theo dõi sự phát triển như các lần khám thai trước. Ngoài ra mẹ có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm Non-Stress.
- Bác sĩ sẽ đo nhịp tim thai. Kết hợp cùng mẹ để đánh giá với các hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ
- Xét nghiệm này sẽ đánh giá được con có hoạt động tốt không và có đủ oxy để hô hấp không.
- Đặc biệt ở các sản phụ thấy con máy ít (khi thai nhi hoạt động trong bụng mẹ sẽ tạo ra những cử động tương tác mà mẹ có thể cảm nhận); các sản phụ có nguy cơ tiền sản giật, bị tiểu đường thai kỳ hoặc bị đa ối cũng như thiếu ối,…
Khám thai trong giai đoạn từ tuần 34-39
Trong giai đoạn này mẹ đi khám thai định kỳ ít nhất là 4 lần. Thông thường các tuần cuối mỗi tuần mẹ đều cần đi kiểm tra.
- Siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, làm Non-stress test,…
- Bác sĩ cũng sẽ đưa ra các tư vấn thích hợp về cách sinh. Ví dụ như mẹ nên sinh thường hay sinh mổ, các dấu hiệu chuyển dạ, tư vấn về các cách giảm đau khi sinh,…
Khám định kỳ tại đâu?
Hiện tại có rất nhiều các cơ sở y tế mà phụ nữ có thể đến khám thai định kỳ. Ví dụ như các phòng khám sản khoa, các bệnh viện có khoa sản hoặc các bệnh viện sản. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một chút nhé!
Các lưu ý khi lựa chọn nơi khám thai định kỳ
Khám thai luôn làm cho các mẹ lo lắng và muốn được thực hiện ở những bệnh viện lớn, uy tín nhất. Tuy nhiên cũng có nhiều các lưu ý mà mẹ bầu cần cân nhắc.
- Khám tại nơi có vị trí thuận lợi, gần nhà, đường xá dễ di chuyển. Do việc di chuyển của mẹ bầu hạn chế hơn nhiều so với người bình thường.
- Với các lần khám định kỳ có các xét nghiệm thường quy đơn giản có nhiều lựa chọn. Ví dụ như phòng khám sản, khoa sản bệnh viện đa khoa, bệnh viện sản,…Tuy nhiên các kết quả mỗi lần khám định kỳ mẹ nên lưu lại đầy đủ theo thứ tự. Khi sinh bé mẹ đưa cho các bác sĩ đọc để đưa ra gợi ý sinh sản hợp lý cho mẹ nhé.
- Các thủ thuật quan trọng như chọc ối, chọc dò thai nhi,… mẹ bầu cần thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
- Tiêm chủng cũng nên được tiến hành tại bệnh viện hoặc trung tâm tiêm phòng uy tín. Do tiêm chủng cần theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm để xử trí kịp thời.
Một số cơ sở khám sản khoa uy tín
Gieo mầm hạnh phúc xin được giới thiệu một số cơ sở uy tín. Các mẹ bầu có thể cân nhắc đến khám thai định kỳ.
- Miền Bắc: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec,…
- Miền Trung: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Mỹ Đức,…
- Miền Nam: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
Không thể nhớ được các mốc khám thai định kỳ?
Vậy là trong suốt thai kỳ mẹ phải trải qua ít nhất từ 9-10 lần khám thai định kỳ quan trọng. Lần đầu làm mẹ còn rất nhiều sự lo lắng, bỡ ngỡ và quá nhiều kiến thức cần nhớ. Thế nhưng mẹ bầu đừng lo lắng quá rằng mình sẽ quên các mốc khám thai này nhé.
- Mỗi lần đi khám thai bác sĩ sẽ nhắc nhở mình về lần khám thai tiếp theo. Vì thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng cách để nhớ hết tất cả các mốc khám thai đâu.
- Tại các cơ sở y tế, phòng khám sẽ có các banner, tờ rơi dễ đọc dễ nhớ để nhắc nhở mẹ bầu đi khám thai đúng thời điểm.
- Hiện tại trên điện thoại di động có rất nhiều các ứng dụng nhắc nhở ngày đi khám định kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo. Ví dụ ứng dụng: Trợ lý mẹ bầu, Bà bầu,…
Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp mẹ bầu vững tâm hơn. Gieo mầm hạnh phúc chúc hai mẹ con trải qua thai kỳ an vui nhất.
Bài viết cùng chủ đề
Sách Gieo mầm hạnh phúc mong con yêu – Cẩm nang gối đầu giường cho các ông bố, bà mẹ mong con
17/04/2023, 21/04/2023 21:26
Menu xem nhanhTầm quan trọng của các mốc khám thaiCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiênMốc khám thai đầu tiênMốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ haiKhám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳMốc khám thai tuần …
[Giải đáp hoang mang] Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, làm sao đây?
27/04/2021, 31/05/2021 08:38
Menu xem nhanhTầm quan trọng của các mốc khám thaiCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiênMốc khám thai đầu tiênMốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ haiKhám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳMốc khám thai tuần …
Mẹ bầu nên ăn gì – Dinh dưỡng cân bằng
22/03/2021, 01/04/2021 10:32
Menu xem nhanhTầm quan trọng của các mốc khám thaiCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiênMốc khám thai đầu tiênMốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ haiKhám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳMốc khám thai tuần …
Sách Gieo mầm hạnh phúc mong con yêu – Cẩm nang gối đầu giường cho các ông bố, bà mẹ mong con
Menu xem nhanhTầm quan trọng của các mốc khám thaiCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiênMốc khám thai đầu tiênMốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ haiKhám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳMốc khám thai tuần …
[Giải đáp hoang mang] Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, làm sao đây?
Menu xem nhanhTầm quan trọng của các mốc khám thaiCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiênMốc khám thai đầu tiênMốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ haiKhám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳMốc khám thai tuần …
Mẹ bầu nên ăn gì – Dinh dưỡng cân bằng
Menu xem nhanhTầm quan trọng của các mốc khám thaiCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiênMốc khám thai đầu tiênMốc khám thai từ tuần 11 đến tuần 13 thai kỳCác mốc khám thai trong tam cá nguyệt thứ haiKhám thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳMốc khám thai tuần …