Ăn gì cho đỡ nghén? 11 thực phẩm dễ kiếm giảm nghén nhanh!
Hơn 70% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Và ốm nghén ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của các mẹ bầu. Vì vậy câu hỏi "ăn gì cho đỡ nghén?" được rất nhiều bạn mới mang bầu quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp câu trả lời cho câu hỏi: "Ăn gì cho đỡ nghén?"
22/03/2021
0 911
Với những người phụ nữ mang thai lần đầu, có thể nghén chính là một trải nghiệm vừa mệt mỏi lại vừa hạnh phúc. Nghén có thể khiến các mẹ bầu thấy chán ăn thậm chí cáu gắt nhưng nó cũng là dấu hiệu nhắc nhở rằng có một sinh linh nhỏ bé đang tồn tại ngay trong cơ thể bạn. Vậy phải làm sao để có thể tận hưởng trọn khoảnh khắc này một cách hạnh phúc và thoải mái nhất? Hãy cùng Gieo mầm hạnh phúc tìm hiểu ăn gì cho đỡ nghén?
Ăn gì cho đỡ nghén? Tham khảo ngay 11 thực phẩm này!
Gừng
Thực phẩm dễ kiếm đứng đầu trong danh sách “ăn gì cho đỡ nghén” chính là gừng. Nó chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như gingerol, paradol và shogaol giúp cải thiện các triệu chứng buồn nôn.
Một nghiên cứu từ Đại học Maryland cho thấy nếu dùng gừng hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) sẽ giúp giảm buồn nôn cho phụ nữ mang thai. Gừng có vị cay, tính ấm làm giảm chứng nôn mửa và co thắt cơ dạ dày, tăng nhu động ruột, từ đó giúp giảm tình trạng nôn mửa trong 3 tháng đầu thai kỳ [1][2][3]. Trong nhiều nên văn hóa, gừng được sử dụng để giảm chứng khó tiêu [4][5].
Mẹ bầu có thể ăn các sản phẩm có gừng như trà gừng, kẹo gừng hoặc các món ăn thêm gia vị gừng như gà rang gừng, canh bí đao có gừng,… để ăn ngon hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Bạc hà
Bạc hà có chứa hàm lượng tinh dầu lớn với hương thơm rất được ưa chuộng. Bạc hà không chỉ giúp giảm cảm giác buồn nôn do nghén mà còn giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi bị ho và cảm lạnh.
Mẹ bầu có thể trồng cây trong chậu nhỏ để ở bàn làm việc hoặc thêm bạc hà vào khẩu phần ăn hàng ngày như uống trà bạc hà, ngậm kẹo bạc hà,… để hạn chế tình trạng ốm nghén khó chịu nhé!
Tía tô
Tía tô vị cay, tính ấm giúp giảm triệu chứng buồn nôn cho các mẹ bầu. Mẹ bầu thêm lá tía tô vào các món ăn như cháo hay canh ốc,… tình trạng nôn nghén của bạn sẽ được cải thiện. Tuy nhiên không dùng lá tía tô dài ngày, chỉ nên dùng trong 2-3 ngày.
Củ cải trắng
Củ cải vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ buồn nôn và cải thiện tiêu hóa. Không chỉ vậy củ cải trắng còn được ví như “nhân sâm mùa đông” vì có giá trị dinh dưỡng cao gồm sắt, photpho, kẽm,… và các loại vitamin nhóm B, K,C… Mẹ bầu có thể thêm củ cải vào thực đơn hàng ngày. Vừa tốt cho mẹ, vừa bổ con lại chẳng cần phải đắn đo “ăn gì cho đỡ nghén”
Bí đao
Bí đao vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn. Mẹ bầu có thể ép lấy nước uống mỗi ngày hoặc hãm thành trà, cũng có thể ăn các món như canh bí đao hầm xương, bí đao xào,…. rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Vỏ cam quýt
Vỏ cam, quýt, quất hay còn gọi là trần bì có tác dụng ngăn cơn buồn nôn rất tốt. Khi có cảm giác buồn nôn mẹ bầu có thể lấy vỏ của các loại hoa quả này để ngửi. Ngay lập tức cảm giác khó chịu này sẽ giảm xuống. Mẹ bầu có thể mang các loại quả này để ăn hàng ngày. Chúng cung cấp vitamin C giúp tăng sức đề kháng, vỏ lại giúp giảm buồn nôn, là loại hoa quả hai trong một đúng không nào.
Chanh
Chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Mẹ bầu có thể uống nước chanh hàng ngày và thêm một ít đường, mật ong theo sở thích. Nước ép chanh táo cũng là thức uống trị nghén vô cùng tuyệt vời. Đây là một trong những thực phẩm cần có trong danh sách “bầu bị nghén nên ăn gì?”
Thực phẩm giàu tinh bột, ít chất béo
Thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat và ít chất béo dễ tiêu hóa. Chúng được khuyến khích dùng cho phụ nữ có triệu chứng ốm nghén. Những thực phẩm này thường chứa lượng dinh dưỡng phong phú trong đó có folate. Giúp hấp thu lượng acid dư thừa trong dạ dày làm giảm các triệu chứng buồn nôn. Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo như:
Bánh mì nướng khô
Bánh quy mặn
Bỏng ngô, ngũ cốc ăn sáng
Đồ luộc, hấp….
Thực phẩm có vị mặn
Thức ăn mặn như bánh có muối, bánh quy, bỏng ngô,… cung cấp carbonhydrate và natri có thể giảm buồn nôn ở một số phụ nữ có tình trạng ốm nghén. Mẹ bầu có thể ăn một ít bánh quy giòn hoặc thức ăn dễ tiêu hóa vào buổi sáng – thời điểm mà cơ thể thường nghén nặng nhất. Hoặc thỉnh thoảng có thể ăn ô mai, giúp đỡ cảm giác khó chịu do ốm nghén. Nhiều mẹ bầu lựa chọn ô mai là món ăn đứng đầu “ăn gì cho đỡ nghén”
Me
Me giúp giải nhiệt, chữa nôn nghén, chống mệt mỏi và tăng sức đề kháng do giàu vitamin B, C. Trong me có acid tartaric và acid malic giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kén ăn và mất khẩu vị do mang thai.
Đu đủ chín
Trái ngược hoàn toàn với đu đủ xanh có thể gây sảy thai, sinh non. Đu đủ chín được coi như “thần dược” đối với phụ nữ mang thai do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, đu đủ chín còn giúp giảm khó chịu do cơn ốm nghén gây ra.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm những thực phẩm nên ăn trong thai kỳ để mẹ và bé cùng khỏe.
Bà bầu bị nghén không được ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm “ăn gì cho đỡ nghén” giúp giảm nghén nhanh, thì mẹ bầu cần lưu ý những thực phẩm cần hạn chế này [6]. Vì chúng có thể gây khó chịu dạ dày cho bạn.
Thực phẩm béo hoặc chiên
Nước thị hoặc súp đặc, nhiều kem
Đồ ngọt như socola, món tráng miệng và bánh ngọt
Khoai tây chiên
Rau có mùi mạnh
Đồ uống như cà phê, trà, ca cao, cola
Thức ăn cay hoặc nhiều gia vị
Ngoài “ăn gì cho đỡ nghén?”, những lưu ý cực đơn giản giúp giảm nghén nhanh
Ngoài dùng những thực phẩm để giúp giảm bớt triệu chứng ốm nghén, có những lưu ý nhỏ sau đây mà mẹ bầu cần biết để có thể áp dụng ngay:
Thường xuyên ăn 1 lượng nhỏ thức ăn. Ăn từ 5,6 bữa mỗi ngày. Tránh bỏ bữa. Vì khi bụng đói và trống rỗng càng khiến bạn buồn nôn
Ăn chậm rãi, từ tốn. Không ăn nhanh, ăn vội. Nhai kỹ thức ăn và thư giãn trong mỗi bữa ăn.
Mặc quần áo rộng rãi
Ngồi thẳng lưng trong bữa ăn
Không nằm thẳng sau khi ăn. Tránh nằm ít nhất 30 phút sau khi ăn. Vì điều này có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến cảm giác buồn nôn trầm trọng hơn. Có thể đặt gối dưới đầu và vai.
Vào buổi sáng khi vừa thức dạy, nên ăn nhẹ bánh mì nước khô hoặc bánh quy mặn
Tránh chế biến thức ăn: Mùi khi nấu nướng về chế biến thức ăn có thể khiến cảm giác buồn nôn trầm trọng hơn. Nếu có thể, hãy tránh hoặc rút ngắn thời gian ở trong bếp.
Uống bổ sung vitamin B6 (10-25 mg 3 lần mỗi ngày) vì điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén từ nhẹ đến trung bình.