Niêm mạc tử cung – Mỏng quá không tốt, dày quá không xong! Bao nhiêu mới là lý tưởng để thụ thai?
Ông bà ta thường nói: cái gì quá đi một chút đều không tốt cả. Đơn giản như niêm mạc tử cung phụ nữ. Mỏng quá cũng khó thụ thai. Dày quá thì cũng không nên chuyện được. Vậy niêm mạc tử cung có độ dày bao nhiêu thì mới được xem là lí tưởng cho việc thụ thai? Các mẹ cứ kiên nhẫn đọc hết bài này rỗi sẽ rõ nhé!
Niêm mạc tử cung là gì?
Hiểu đơn giản là thế này các mẹ nhé! Tử cung là nơi trứng đã được thụ thai làm tổ. Trong lòng tử cung được lót bởi một màng nhầy gọi là niêm mạc tử cung. Nếu một quả trứng được thụ tinh, nó gắn vào niêm mạc tử cung. Nếu không có sự thụ tinh xảy ra, niêm mạc tử cung sẽ tự bong lớp tế bào bên ngoài của nó, và đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Niêm mạc tử cung dày nhất trong thời kỳ rụng trứng và mỏng nhất ở cuối đợt hành kinh.
Niêm mạc tử cung dày mỏng khác nhau theo từng giai đoạn của chu kì kinh nguyệt ?
Nghe thì có vẻ khó hiểu. Nhưng thực ra rất đơn giản, mẹ cứ nhìn vào bảng dưới đây là sẽ rõ!
Thông thường, độ dày tử cung thay đổi theo chu kì kinh nguyệt như sau:
- Giai đoạn khi vừa qua kỳ hành kinh: Niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 3 – 4 mm. Đây là giai đoạn sau khi trứng không được làm tổ. Niêm mạc tử cung bị bong tróc và có độ dày mỏng nhất trong toàn bộ chu kì kinh.
- Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt (những ngày gần đến thời điểm rụng trứng): Lớp niêm mạc tử cung dày từ 8 – 12 mm.
- Giai đoạn sắp sửa hành kinh: Niêm mạc tử cung dày lên tới 12 – 16 mm. Ở giai đoạn này, nếu quá trình thụ thai không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc ra ngoài, tạo thành kinh nguyệt.
Niêm mạc tử cung có vai trò cung cấp máu chứa chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển. Bình thường, sát ngày rụng trứng niêm mạc tử cung phải đủ dày để phôi làm tổ và phát triển. Niêm mạc bình thường có độ dày: 8-12 mm. Mẹ nào có niêm mạc tử cung nằm trong khoảng này thì cũng nên yên tâm phần nào rồi nhé. Đây là độ dày lí tưởng nhất cho quá trình thụ thai diễn ra thành công!
Thế nếu niêm mạc tử cung mỏng quá (< 6mm) thì làm sao?
Thì việc làm tổ của thai nhi sẽ khó khăn hơn rất nhiều đấy!
Mẹ nên nhớ rằng, ở giai đoạn giữa chu kì kinh nguyệt, nếu niêm mạc tử cung mỏng hơn 6 mm thì ngay cả khi thai nhi đã làm tổ thì khả năng giữ lại thai trong tử cung trong suốt quá trình mang thai vẫn rất khó. Nguyên nhân là vì lớp niêm mạc tử cung mỏng quá mức, thai nhi rất khó để bám vào. Hậu quả là thai nhi dễ bị bong ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu rất cao
Niêm mạc tử cung mỏng có thể xuất phát từ các nguyên nhân: Thiếu hụt estrogen, lớp nội mạc tử cung bị tổn thương do từng sẩy/ nạo phá thai trước đó, do cơ thể thiếu máu hoặc mô tuyến của lớp niêm mạc tử cung phát triển bên trong cơ của thành tử cung…
Mỏng quá không tốt! Vậy dày quá (>20mm) thì sao?
Vẫn câu trả lời cũ. Đều không tốt cho quá trình thụ thai. Ở giai đoạn sau rụng trứng, phụ nữ có lớp niêm mạc tử cung dày hơn 20mm thì được xem là niêm mạc tử cung quá dày.
Nguyên nhân là vì hàm lượng estrogen sản xuất quá mức trong cơ thể của phụ nữ, kích thích lớp niêm mạc tử cung phát triển dày lên, thậm chí dẫn đến dẫn đến rong kinh, vô kinh thứ phát, buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn… cản trở quá trình làm tổ của thai nhi.
Làm cách nào để để có được niêm mạc tử cung lý tưởng cho quá trình thụ thai?
Khi niêm mạc tử cung dày, mẹ sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng estrogen và progesterone trong cơ thể. Còn mẹ nào đi khám phát hiện ra có niêm mạc tử cung mỏng, bắt buộc phải bổ sung vitamin E, Inositol, axit folic,… để giúp tăng độ dày, giúp cho phôi dễ bám vào tử cung. Từ đó việc thụ thai cũng dễ dàng hơn.
Bác sĩ ơi, niêm mạc em 6mm là dày hay mỏng ạ?
Chào em Lan Phương, niêm mạc của em trong thời kỳ thụ thai 6mm là mỏng nhé, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn hỗ trợ em nhé!