[Từ A-Z] Sảy thai và mọi điều cần biết – Phần 2
Tiếp nối phần 1, dưới đây GMHP sẽ chia sẻ cho bạn về các kiểu sảy thai; Sảy thai - điều trị thế nào? hướng dẫn phòng ngừa sảy thai; Cần làm gì nếu muốn mang thai sau khi sảy thai? Đây đều là những nội dung mà bạn nhất định không được bỏ lỡ!
[XEM LẠI]: [Từ A-Z] Sảy thai và mọi điều cần biết – Phần 1
6. Các kiểu sảy thai
- Sảy thai hoàn toàn: Tất cả các mô thai đã bị tống ra khỏi cơ thể bạn.
- Sảy thai không hoàn toàn: Một số mô từ em bé hoặc nhau thai đã ra khỏi cơ thể của bạn, nhưng một số vẫn còn lại trong tử cung.
- Sảy thai lỡ: Phôi thai chết hoặc không hình thành, nhưng bạn không hề biết, vẫn ở lại trong tử cung của bạn.
- Dọa sảy thai: Bạn bị ra máu và có nguy cơ bị sảy thai tuy nhiên cổ tử cung vẫn chưa bị giãn ra. Với trường hợp này bạn vẫn có thể giữ thai nhi an toàn.
- Sảy thai bất khả kháng: Bạn bị chảy máu và chuột rút. Cổ tử cung của bị giãn ra. Nguy cơ sảy thai không thể tránh khỏi.
7. Hướng dẫn cách phòng ngừa sảy thai
Trong nhiều trường hợp sảy thai mà không có nguyên nhân hoặc bạn không biết rõ nguyên nhân, không thể phòng ngừa.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng 1 số cách sau để giảm nguy cơ sẩy thai xuống mức thấp nhất, bao gồm:
- Tuyệt đối không hút thuốc khi mang thai, tránh các môi trường có khói thuốc.
- Không uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp khi mang thai.
- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.
- Cố gắng tránh một số bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai , chẳng hạn như bệnh rubella.
- Tránh một số loại thực phẩm trong thời kỳ mang thai, có thể gây bệnh hoặc gây hại cho thai nhi như: Sữa chưa khử trùng, tiệt trùng; Các loại thịt sống; Gan và các thực phẩm từ gan; Trứng sống; Caffein (không quá 200mg/ngày).
- Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai.
8. Sảy thai – điều trị thế nào?
Tuy thuộc vào kiểu sảy thai mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ có từng phương án điều trị khác nhau. Thông thường:
Đối với trường hợp sảy thai hoàn toàn: Không cần điều trị, chỉ cần chú ý về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.
Trong trường hợp, cơ thể bạn vẫn còn tồn tại các mô của bào thai, sẽ có một số lựa chọn điều trị khác nhau
Nếu vẫn còn một số mô trong cơ thể bạn, có một số lựa chọn điều trị khác nhau:
- Chờ đợi các mô còn lại tự đi ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên
- Dùng thuốc để đẩy các mô còn lại ra ngoài
- Phẫu thuật cắt bỏ các mô còn lại
Lưu ý: Tất các các phương án điều trị sau sảy thai cần có chỉ định của bác sĩ, hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất theo hướng dẫn của bác sĩ.
9. Cần làm gì nếu muốn mang thai sau khi sảy thai?
Ít nhất 85% phụ nữ bị sẩy thai có thai và sinh con bình thường sau đó.
Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý, sảy thai khiến cơ thể bạn nữ mất đi một lượng máu lớn. Đó là nguyên nhân dẫn đến máu không được lưu thông khiến năng lượng dương không đủ làm ấm tử cung, khí huyết ở tử cung không được điều hòa tốt.
Thiếu máu nuôi dưỡng tử cung rất dễ khiến niêm mạc mỏng, khả năng làm tổ của thai nhi kém, từ đó giảm tỷ lệ thụ thai thành công cho những lần mang thai sau. Nếu thai nhi đã làm tổ thì nguy cơ sảy thai vẫn cao do niêm mạc tử cung mỏng quá mức, không đủ khả năng giữ thai nhi.
Vậy nên, bạn nữ sau sảy thai cần chú tuân thủ các nguyên tắc sau để ôn ấm tử cung , phụ hồi tử cung sau sảy thai nhanh nhất:
- Bổ sung vitamin và muối vô cơ, sắt thực phẩm tự nhiên giàu axit folic và protein
- Bổ sung viên uống Phượng Mẫu Đan (Chứa Cao Ferti Japonica, Ích Mẫu, Hương Phụ, Ngải cứu) giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn tới tử cung, điều kinh, bổ huyết, phụ hồi tử cung bị tổn thương, làm dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện tốt nhất cho thai bám và làm tổ.
- Kiêng lạnh: không nên uống nước lạnh, tắm nước lạnh
- Kiêng các chất kích thích
- Hạn chế ăn các thực phẩm tanh hay cay nóng
- Không quan hệ vợ chồng từ 1-2 tháng sau sảy thai để tránh viêm nhiễm.
- Chú ý giữ ấm chân bởi lạnh bắt nguồn từ lòng bàn chân
- Chỉ nên mang thai lại sau khi sảy thai 3 tháng để giúp niêm mạc tử cung được tái tạo đầy đủ cho trứng làm tổ. Tử cung và âm đạo của người mẹ hoàn toàn trở về trạng thai khỏe mạnh như lúc đầu
Thực tế, rất nhiều thành viên trong cộng đồng Gieo mầm hạnh từng có tiền sử bị sảy thai, lưu thai dẫn tới tình trạng tử cung lạnh, niêm mạc mỏng, thả rất lâu nhưng không thể mang thai lại. Sau khi được đội ngũ GMHP hướng dẫn các phương pháp ôn ấm tử cung, làm dày niêm mạc kết hợp sử dụng viên uống Phượng Mẫu Đan, các bạn đã thành công đón bé yêu.
Trường hợp của bạn Nguyen Ngan Ha là một trong số đó. Bạn từng bị đình chỉ thai do bị dị tật. Sau 3 tháng kiêng cữ, kết hợp sử dụng Phượng Mẫu Đan, tập gym, ăn uống lành mạnh. Rồi hạnh phúc một lần nữa mỉm cười, bạn mừng rỡ khoe “em thả một phát dính luôn”.
>> Xem đầy đủ câu chuyện của bạn Nguyen Ngan Ha
Lưu ý: Hãy nhấn tham gia nhóm để có thể xem được nội dung bài viết vì có thể bạn chưa phải là thành viên của cộng đồng GMHP (group kín)
Sảy thai là điều không ai mong muốn. Vậy nên đừng tự trách, đừng dằn vặt. Hãy cố gắng để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất, có thể trạng tốt nhất để đón bé yêu thêm một hoặc nhiều lần nữa bạn nhé!
* Bài viết được tham khảo từ các nguồn:
NHS: https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/
Healthyline: https://www.healthline.com/health/miscarriage
Bài viết cùng chủ đề
[Từ A-Z] Sảy thai và mọi điều cần biết – Phần 1
09/05/2021, 02/06/2021 02:10
Menu xem nhanh6. Các kiểu sảy thai7. Hướng dẫn cách phòng ngừa sảy thai8. Sảy thai – điều trị thế nào?9. Cần làm gì nếu muốn mang thai sau khi sảy thai? 1. Hiểu đúng về Sảy thai (Hư thai) Sảy thai là gì? Sảy thai (Sẩy thai/ hư thai/ sảy thai tự nhiên) là …
[Từ A-Z] Sảy thai và mọi điều cần biết – Phần 1
Menu xem nhanh6. Các kiểu sảy thai7. Hướng dẫn cách phòng ngừa sảy thai8. Sảy thai – điều trị thế nào?9. Cần làm gì nếu muốn mang thai sau khi sảy thai? 1. Hiểu đúng về Sảy thai (Hư thai) Sảy thai là gì? Sảy thai (Sẩy thai/ hư thai/ sảy thai tự nhiên) là …