Kiến thức mong conĂn gì bổ trứng

Tăng cân khi mang thai – Ranh giới tai họa

Có thai hoàn toàn không đồng nghĩa với việc phải ăn nhiều. Tuy nhiên ở Việt Nam tăng cân khi mang thai là một mối lo rình rập với nhiều nguy cơ với các mẹ bầu. Vậy tăng cân khi mang thai nguy hiểm như thế nào, tăng bao nhiêu cân là đủ,... Hãy để Gieo mầm hạnh phúc giúp bạn tìm hiểu

Khi phụ nữ bắt đầu thiên chức làm mẹ, có quá nhiều các lý do khiến cho họ tăng khẩu phần ăn hàng ngày. Cơ thể thay đổi nhu cầu, người thân gia đình quan tâm,… Ai cũng muốn mẹ bầu ăn uống đầy đủ. Thế nhưng lại ít người biết tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ?

Tăng cân khi mang thai – nỗi lo rình rập

Khi mang thai, chuyện tăng cân là điều đương nhiên thế nhưng chỉ lơ là một chút chúng ta có thể bước qua ranh giới an toàn.

Tăng cân khi mang thai có nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhưng không vì thế mà nên tăng quá nhiều
Tăng cân khi mang thai có nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhưng không vì thế mà nên tăng quá nhiều

Tăng cân khi mang thai để làm gì?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi được điều tiết bởi các hormon. Nhờ đó nhu cầu ăn uống của phụ nữ mang thai sẽ thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong thai kỳ, toàn bộ cân nặng của bạn tăng thêm sẽ được chia thành các phần chính:

  • Cân nặng của thai, lượng nước ối cũng như nhau thai.
  • Cân nặng của mẹ để hỗ trợ cho thai kỳ. Các mô, cơ trong cơ thể tăng lên như trọng lượng tử cung, ngực, các mô mỡ. Ngoài ra lượng máu trong tuần hoàn cũng tăng lên rất nhiều và cơ thể cũng giữ nước nhiều hơn.

Tăng cân thai kỳ quá nhiều dẫn tới các hệ quả nghiêm trọng

Một người bình thường thừa cân đã có rất nhiều các nguy cơ. Nguy cơ này càng nghiêm trọng hơn ở các phụ nữ có thai.

Tăng cân khi mang thai ảnh hưởng đến người mẹ như thế nào?

Tăng cân quá mức dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một nguy cơ có thể gây các hậu quả nghiêm trọng.

Phụ nữ tăng cân thai kỳ quá nhiều có thể dẫn tới các nguy cơ sau:

  • Tiền sản giật: Mẹ bầu sẽ bị tăng huyết áp. Nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng suy gan thận, thậm chí co giật. Và tỷ lệ các bé sinh sớm sẽ tăng cao hơn.
  • Tiểu đường thai kỳ: Lượng đường huyết của phụ nữ tăng cân quá nhiều tăng cao. Tiểu đường thai kỳ có thể là nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường sau sinh.

Tăng cân khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Thai nhi của các sản phụ tăng thừa cân trong thai kỳ sẽ có nguy cơ:

  • Sinh non.
  • Mắc tiểu đường.
  • Quá cân dẫn tới khó sinh.
  • Tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh ở bé sẽ tăng cao hơn.

Tăng cân khi mang thai – Bao nhiêu vừa đủ?

Đây chính là điều mà nhiều người hay lần tưởng, và không biết chính xác. Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng tới thai nhi và người mẹ. Vậy bao nhiêu sẽ là đủ?

Tăng cân thai kỳ – Như nào hợp lý?

Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, mức độ tăng cân cần thiết sẽ là khác nhau. Một cách đơn giản ta có thể hiểu như sau:

Mức tăng cân thai kỳ hợp lý là bao nhiêu ?
Phụ nữ cần nắm rõ mức tăng cân thai kỳ hợp lý để điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần tiêu thụ quá 2000 calo mỗi ngày. Tổng số cân nặng bạn tăng trong suốt 3 tháng đầu dao động từ 1 tới 2 kilogram. Tức là bạn chỉ cần duy trì chế độ ăn như người bình thường.
  • Trong thời gian còn lại của thai kỳ, năng lượng tiêu thụ mỗi ngày không quá 2300 calo. Trong thời gian này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng nửa cân. Trong thời gian này bạn cần thêm bữa phụ nhưng cũng chỉ tương đương với 1 ly sữa và 1 ít hoa quả.

Cần làm gì nếu bạn tăng cân thai kỳ quá nhiều?

Hầu hết các phụ nữ có thai sẽ không được khuyên giảm cân trong thai kỳ, mà cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt cho hợp lý.

Cải thiện chế độ ăn

Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau đây trong chế độ ăn mỗi ngày:

  • Chia nhỏ các bữa ăn thông thường thành 5-6 bữa ăn nhỏ.
  • Lựa chọn các món ăn vặt lành mạnh như các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều. Hoa quả sấy cũng không phải một ý tưởng tồi, nhưng nhớ lựa chọn các loại quả sấy không ướp thêm gia vị.
  • Các chế phẩm từ sữa nên lựa chọn loại ít đường hoặc không đường.
  • Giảm hạn chế các thức ăn chiên rán, đồ ngọt hay đồ ăn nhanh.
  • Chế biến thực phẩm lành mạnh như hấp, nấu, luộc. Ngoài ra nên hạn chế cho nhiều mắm muối.

Tập luyện mỗi ngày

Yoga là một môn thể thao phù hợp với đối tượng phụ nữ có thai
Để duy trì mức tăng cân thai kỳ hợp lý thì việc luyện tập mỗi ngày là cần thiết.

Đối với các trường hợp như: nhau thai bám thấp, bóc tách nhau thai, ít nước ối… bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên vận động. Còn lại các sản phụ đều nên vận động nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày. Đặc biệt là khi bạn bị tăng cân thai kỳ quá nhiều, bạn có thể thử các phương pháp sau:

  • Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày, nếu bạn chưa quen hãy bắt đầu với 15 phút mỗi ngày và tăng dần.
  • Yoga cho bà bầu – lựa chọn các động tác phù hợp. Bạn cần có người hướng dẫn đến tránh sai động tác, ảnh hưởng tới cơ thể.
  • Bơi lội – một môn thể thao an toàn mà hiệu quả. Nước sẽ nâng đỡ giúp bạn cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên cần chú ý chất lượng nước bể bơi nhé.

Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn có mức tăng cân thai kỳ hợp lý. Nếu bạn đang trong mức báo động, hãy hành động ngay. Gieo mầm hạnh phúc chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

BẠN ĐANG MONG CÓ CON VÀ MONG MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CÁC KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CHUẨN KHOA HỌC NHẤT? HÃY:

Nhận tư vấn từ Dược sĩ Quách Thu Trang

Sáng lập cộng đồng Gieo mầm hạnh phúc – Người truyền cảm hứng cho các ông bố bà mẹ đang mong sớm chạm tay vào hạnh phúc!

Tham gia Cộng đồng Facebook Gieo Mầm Hạnh Phúc (Mong con yêu)

Cộng đồng do Bác sĩ, Dược sĩ chuyên môn sản khoa lập ra để hỗ trợ cho các bạn mong con. Sau 1 năm, đã có hơn 1000 bạn đón bé thành công!

*Lưu ý: Trong Gieo Mầm Hạnh Phúc cho đi nhiều hơn nhận lại. Bạn không được tự quảng bá, spam và đăng liên kết không phù hợp

Tư vấn trực tuyến

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY ĐỂ ĐƯỢC DƯỢC SĨ HƯỚNG DẪN NHỮNG KIẾN THỨC ĐÓN CON YÊU SỚM NHẤT!