Thuốc kích trứng – Liệu có nhanh đón bé như lời đồn!
Thuốc kích trứng thường được các cặp vợ chồng hiếm muộn mong con cho rằng cứ dùng là sẽ có bé. Nhưng liệu đó có phải là sự thât?
Thuốc kích trứng là gì?
Thuốc kích trứng là các loại thuốc nội tiết tiêm hoặc uống. Chúng thường hoạt động giống như hormone tự nhiên – hormone kích thích nang trứng FSH và hormone tạo hoàng thể LH, để kích hoạt sự rụng trứng. Chúng giúp kích thích nang noãn phát triển trưởng thành và có hiện tượng phóng noãn.
Thuốc kích thích rụng trứng là phương pháp điều trị chính cho những người phụ nữ hiếm muộn do rối loạn rụng trứng.
Các loại thuốc kích trứng
Hiện nay, thuốc kích thích rụng trứng gồm 2 dạng:
- Đường uống
- Đường tiêm
Đường uống:
- Chỉ định: Thường là loại thuốc đầu tiên được dùng để điều trị rối loạn phóng noãn. [1]. Và cũng được khuyến nghị trong giai đoạn đầu điều trị cho các cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh không rõ nguyên nhân.
- Thường được chỉ định trong kỹ thuật IUI
- Tác dụng phụ thường gặp: Nhức đầu, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng
Đường tiêm:
- Thường được tiêm dưới da
- Thường được chỉ định trong quá trình điều trị IVF
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, đầy hơi, căng tức ngực, thay đổi tâm trạng và kích ứng tại chỗ tiêm.
Quy trình tiêm thuốc kích trứng
- Thường tiêm thuốc vào 1 thời điểm cố định trong ngày (tốt nhất là buổi sáng hoặc buổi chiều), kéo dài từ 10-12 ngày.
- Thời gian tiêm có thể sớm hơn hoặc chậm hơn 2 tiếng so với mũi tiêm vào hôm trước
- Lưu ý với những trường hợp IVF thì cần tiêm đúng giờ, chỉ được dao động 30 phút so với mũi tiêm hôm trước.
- Ngày thứ 6, 8 , 10 kể từ ngày đầu tiên tiêm thuốc kích rụng trứng, bác sĩ sẽ khám, siêu âm để theo dõi sự phát triển của nang noãn
- Sau 5 ngày kể từ mũi tiêm kích trứng rụng đầu tiên, bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc ngăn rụng trứng và sử dụng đồng thời 2 loại này.
Rủi ro khi dùng thuốc kích thích rụng trứng
Kích trứng cũng mang đến rất nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng.
Mang đa thai
Kích trứng đường uống có nguy cơ mang đa thai khá thấp (dưới 10%) và chủ yếu là sinh đôi. Nguy cơ mang đa thai có thể tăng lên đến 30% với các loại kích trứng đường tiêm. Thuốc đường tiêm cũng làm tăng nguy cơ sinh ba (đa thai bậc cao hơn) cao hơn.
Càng mang nhiều thai thì nguy cơ sinh non càng cao. Và có thể ảnh hưởng đến vấn đề cân nặng và sự phát triển sau này của trẻ.
Hội chứng quá kích buồng trứng
Tiêm thuốc hỗ trợ sinh sản để kích thích rụng trứng có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Hội chứng này khiến buồng trứng sưng và đau, cũng có thể có các dấu hiệu như: đau chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Nếu gặp các triệu chứng trầm trọng hơn như buồng trứng sưng đau dữ dội, dịch trong ổ bụng nhiều, khó thở thì nên đến bệnh viện ngay.
Nguy cơ lâu dài về u buồng trứng
Hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản cho thấy rằng rất ít rủi ro nếu có về lâu dài. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng thuốc kích rụng trứng 12 tháng trở lên mà không thụ thai thành công có thể tăng các nguy cơ mắc các khối u buồng trứng về sau.
Những phụ nữ chưa từng mang thai có nguy cơ cao bị khối u buồng trứng. Vì tỉ lệ thành công thường cao hơn trong vài chu kỳ điều trị đầu tiên, vì vậy nên đánh giá lại việc sử dụng thuốc vài tháng một lần và tập trung vào các phương pháp điều trị khác.
Lưu ý khi dùng thuốc kích thích rụng trứng
- Không được tự ý sử dụng khi chưa thăm khám và được tư vấn từ bác sĩ
- Không nên dùng thuốc liên tiếp trong các chu kỳ mà nên dùng cách chu kỳ để nội tiết cân bằng hơn và có thời gian để phục hồi.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, không nên thức khuya, nên đi ngủ trước 11h
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, nên thư giãn đầu óc
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều để đảm bảo an toàn và hiệu quả
Trong quá trình dùng thuốc kích trứng: Nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Một thắc mắc trong quá trình dùng thuốc mà nhiều bạn quan tâm đó là nên ăn gì và kiêng ăn gì trong quá trình dùng thuốc?
Nên ăn gì:
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn nhiều, đa dạng các loại rau xanh, hoa quả để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể
- Ăn nhiều cá, các loại hạt, có thể ăn dầu thực vật
Nếu bạn có tình trạng trứng kém, trứng chậm phát triển, thì có thể tham khảo để bổ sung các loại thực phẩm bổ trứng và chế độ sinh hoạt lành mạnh Tại Đây.
Không nên ăn gì:
- Hạn chế chất béo động vật, chất béo chuyển hóa (trong đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán…)
- Không uống các chất kích thích, đồ uống có cồn, caffeine như rượu bia, cà phê, thuốc lá
- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản.
Uống thuốc kích trứng có thai luôn: Liệu có phải là sự thật?
Thuốc kích thích rụng trứng được dùng cho phụ nữ gặp khó khăn về vấn đề sinh sản, đặc biệt với tình trạng không rụng trứng. Có nghĩa là không có trứng trội hoặc không có hiện tượng phóng noãn (trứng rụng). Các dấu hiệu cho thấy không có trứng rụng thường là kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.
Thuốc kích thích rụng trứng hiện nay thường được sử dụng là clomiphene. Tác dụng phụ của thuốc là khiến niêm mạc tử cung mỏng, gây khó khăn trong việc phôi thai làm tổ. Chính vì lí do này mà thuốc chỉ được chỉ định với đối tượng hiếm muộn trẻ và chỉ dùng trong 1 chu kỳ.
Vì thuốc có tác dụng kích thích phóng noãn, dù yếu nhưng nếu dùng liên tiếp các chu kỳ có thể khiến giảm dự trữ buồng trứng. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai của người phụ nữ.
Nên nhớ rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thụ thai. Mà nhiều nguyên nhân trong số đó không thể giải quyết bằng thuốc kích thích rụng trứng. Ví dụ như chồng vô tinh, tinh trùng dị dạng cao hay tắc vòi trứng. Vì vậy nếu gặp khó khăn trong việc mang thai hơn 1 năm thì nên đi thăm khám để tìm nguyên nhân.
Hãy nhớ rằng: Không phải cứ uống thuốc kích thích rụng trứng là sẽ mang thai.
Những câu hỏi thường gặp:
Nên uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào?
Trong 1 chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có khoảng vài chục đến vài trăm nang noãn phát triển cạnh trang. Nang nào phát triển mạnh nhất và đạt chất lượng sẽ có quá trình phóng noãn (hay còn gọi là rụng trứng). Trong khi đó các nang còn lại sẽ bị thoái triển.
Những phụ nữ có tình trạng trứng không rụng thì sẽ uống thuốc kích rụng trứng để thay đổi nội tiết trong cơ thể. Vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc kích trứng vào ngày thứ 2 chu kỳ kinh. Đây được coi là “thời điểm vàng” giúp tăng cả về số lượng và kích thước trứng, ngoài ra còn giúp làm dày niêm mạc tử cung.
Uống thuốc kích trứng có bị chậm kinh không?
Sau khoảng 10-12 ngày dùng thuốc, thì có bị chậm kinh không?
- Bạn sẽ bị chậm kinh nếu chu kỳ đó có đậu thai, bạn thành công có bầu.
- Còn nếu không, chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn diễn ra bình thường.
Sau khi uống thuốc kích thích rụng trứng, bạn vẫn có thể sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, nên hạn chế căng thẳng, áp lực, đi lại nhẹ nhàng.
Tiêm thuốc kích trứng có kiêng quan hệ không?
Tiêm thuốc kích thích rụng trứng thường được chỉ định ở phụ nữ không có hiện tượng trứng rụng. Vì vậy, sau khi tiêm, bạn sẽ được theo dõi. Khi trứng đạt kích thước chuẩn, độ dày niêm mạc đẹp thì vợ chồng bạn có thể quan hệ tự nhiên hoặc làm IUI, IVF.
Về sinh hoạt vợ chồng: Vẫn như bình thường. Tuy nhiên, hạn chế quan hệ vợ chồng quá mạnh hay tần suất cao. Vì có thể gây xoắn buồng trứng hoặc vỡ nang buồng trứng.
Bài viết trên đây trả lời cho câu hỏi “Thuốc kích trứng – Liệu có nhanh đón bé như lời đồn?”. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn mong con!
>> Vợ chồng bạn đang mong con? Hãy đăng ký thông tin để Chuyên gia của Gieo mầm hạnh phúc sẽ tư vấn cho bạn về cách tăng tăng chất lượng trứng, tinh trùng, tăng đậu thai Tại Đây
>> Tổng đài tư vấn sức khỏe sinh sản: 18006822 (miễn cước gọi)
Bài viết cùng chủ đề
[TIPS HAY] Tính ngày rụng trứng dễ ợt nếu biết rõ 3 điều này
19/05/2021, 26/05/2021 17:35
Menu xem nhanhThuốc kích trứng là gì?Các loại thuốc kích trứngĐường uống:Quy trình tiêm thuốc kích trứngRủi ro khi dùng thuốc kích thích rụng trứngMang đa thaiHội chứng quá kích buồng trứngNguy cơ lâu dài về u buồng trứngLưu ý khi dùng thuốc kích thích rụng trứngTrong quá trình dùng thuốc kích trứng: Nên ăn …
[TIPS HAY] Tính ngày rụng trứng dễ ợt nếu biết rõ 3 điều này
Menu xem nhanhThuốc kích trứng là gì?Các loại thuốc kích trứngĐường uống:Quy trình tiêm thuốc kích trứngRủi ro khi dùng thuốc kích thích rụng trứngMang đa thaiHội chứng quá kích buồng trứngNguy cơ lâu dài về u buồng trứngLưu ý khi dùng thuốc kích thích rụng trứngTrong quá trình dùng thuốc kích trứng: Nên ăn …