Kiến thức mong con

[Từ A-Z] Sảy thai và mọi điều cần biết – Phần 1

Đừng quá hoang mang về sảy thai. Dưới đây GMHP đã tổng hợp tất tần tật từ A-Z những thông tin chuẩn khoa học nhất về sảy thai. Hãy tham khảo để hiểu đúng, có cách xử lý đúng và kịp thời trước, trong và sau sảy thai bạn nhé!

1. Hiểu đúng về Sảy thai (Hư thai) 

Sảy thai là gì?

Sảy thai (Sẩy thai/ hư thai/ sảy thai tự nhiên) là hiện tương thai lưu trong 23 tuần đầu.

Sảy thai có phổ biến không?

Tình trạng sảy thai sớm khá phổ biến. Khoảng 15% -20% các trường hợp mang thai được công nhận sẽ kết thúc bằng sảy thai.

Có tới 50% trường hợp sảy thai xảy ra trước khi bạn nữ bị trễ kinh hoặc thậm chí biết mình đang mang thai.

Hơn 80% trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ (Tam cá nguyệt thứ nhất). Những tuần đầu của thai kỳ là thời điểm bạn nữ có nguy cơ sảy thai cao nhất. Tuy nhiên khi thai được 6 tuần, nguy cơ bày sẽ giảm xuống.

Từ tuần tứ 13  đến tuần thứ 20 của thai kỳ, nguy cơ sảy thai sẽ giảm xuống

Sau 20 tuần, khả năng sảy thai thấp hơn. các bác sĩ gọi các trường hợp sảy thai sau 20 tuần là sảy thai muộn. [1]

Bạn lo lắng về sảy thai liên tục?

Rất nhiều bạn sau khi sảy thai thường lo lắng mình sẽ tiếp tục sảy thai vào lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, tỷ lệ sảy thai liên tục là rất thấp. Hầu hết các trường hợp sảy thai chỉ xảy ra một lần. Khoảng 1/100 phụ nữ bị sảy thai liên tiếp (3 lần liên tiếp trở lên). Tuy nhiên phần nhiều trong số đó vẫn tiếp tục mang thai thành công.

sảy thai

2. Tất tần tật những dấu hiệu sớm nhất của sảy thai

Tuy vào từng giai đoạn mang thai của bạn sẽ có nhưng triệu chứng sảy thai khác nhau. Một số triệu chứng xảy ra chóng vánh đến mức bạn thậm chí có thể còn không biết mình mang thai trước khi sảy thai.

Những dấu hiệu cơ bản nhất của sảy thai:

  • Chảy máu âm đạo từ lấm tấm nhẹ hoặc tiết dịch màu nâu đến chảy máu nhiều và đỏ tươi hoặc cục máu đông. Máu có thể xuất hiện và ra trong vài ngày.
  • Chuột rút nghiêm trọng
  • Đau bụng dưới
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng, ngày càng trầm trọng
  • Sốt kèm một trong các triệu chứng còn lại
  • Sụt ký
  • Xuất hiện chất nhầy màu trắng hồng
  • Xuất hiện các cơn co thắt
  • Xuất hiện các dịch mô giống như cục máu đông chảy ra từ âm đạo
  • Không còn các triệu chứng mang thai như căng tức ngực,…
sảy thai
Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của sảy thai – chảy máu âm đạo

Khi nào cần thăm khám và  có sự tư vấn, can thiệp của bác sĩ?

Trong một số trường hợp, sảy thai xảy ra do bạn mang thai ngoài tử cung. Trường hợp này có khả năng nghiêm trọng vì bạn có nguy cơ bị chảy máu trong. Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện ở tuần thứ 5 đến tuần 14 của thai kỳ. Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào trong số 4 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu. Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp

3. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sảy thai

Có rất nhiều lý do khiến sảy thai có thể xảy ra mặc dù nguyên nhân không được xác định rõ.

Sảy thai trong tam cá nguyệt thứ nhất (trong 3 tháng đầu của thai kỳ)

Nguyên nhân thường do các vấn đề từ nhiễm sắc thể của thai nhi

Nhiễm sắc thể là các khối DNA. Ở một bào thai đang phát triển được tạo nên bởi một bộ nhiễm sắc thể của bố và một bộ nhiễm sắc thể của mẹ. Các bất thường của nhiễm sắc thể thường gặp bao gồm:

  • Thai chết lưu trong tử cung: Phôi thai hình thành nhưng ngừng phát triển trước khi bạn cảm nhận được các triệu chứng rằng mình mang thai.
  • Noãn bị tàn: Không có phôi nào hình thành [3]
  • Thai thiếu nhiễm sắc thể: Cả 2 bộ nhiễm sắc thể đều đến từ bố, không xảy ra sự phát triển của bào thai.
  • Mang thai 1 phần: Vẫn có nhiễm sắc thể của mẹ nhưng có tới 2 bộ nhiễm sắc thể của bố

Sảy thai cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như khi có các lỗi khi các tế bào của phôi phân chia, hoặc lỗi do trứng hoặc tế bào tinh trùng bị hư hỏng. Các vấn đề do nhau thai: Nhau thai là cơ quan gắn kết, là nguồn cung cấp máu, dinh dưỡng giữa mẹ và bé. Nếu nhau thai có vấn đề nó cũng có thể dẫn đế sảy thai.

Sảy thai sau 3 tháng đầu

Sảy thai trong tam cá nguyệt thứ 2  có thể do nguyên nhân từ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của người mẹ.

Các bệnh mãn tính
Bệnh tiểu đường (nếu kiểm soát bệnh kém)
Huyết áp cao ở tình trạng nghiêm trọng
Lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh thận
Cường giáp
Suy giáp
Hội chứng kháng phospholipid
Nhiễm trùng
Rubella
Virus cự bào
Viêm âm đạo do vi khuẩn
HIV
Chlamydia
Bệnh da liễu
Bệnh Giang mai
Bệnh sốt rét
Ngộ độc thực phẩm
Vi khuẩn listeriosis: Thường thấy trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, chẳng hạn như phomat xanh
Bệnh toxoplasmosis: Có thể mắc phải khi ăn thịt bị nhiễm bệnh sống hoặc chưa nấu chín.
Vi khuẩn salmonella: Thường do ăn trứng sống hoặc trứng mới chỉ nấu chín 1 phần
Tác động từ thuốc (Để đảm bảo sử dụng các loại thuốc an toàn trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ
Misoprostol: Được sử dụng cho các bệnh như viêm khớp dạng thấp.
Retinoids: Được sử dụng cho bệnh Chàm và mụn trứng cá.
Methotrexate: Sử dụng cho các bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, chúng được dùng để giảm đau và viêm.
Các vấn đề bất thường từ tử cung
U xơ tử cung
Tử cung có hình dạng bất thường
Cổ tử cung suy yếu (Các cơ của cổ tử cung yếu hơn bình thường)
Hội chứng buồng trứng đa nang Một số bằng chứng cho thất đa nang buồng trứng có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai.

 

Một số trường hợp sảy thai có thể do nguyên nhân đến từ nam giới: Tuổi tác, béo phì, nguồn gốc tinh trùng,…

Thực tế, Bác sĩ Gieo mầm hạnh phúc đã có bài phân tích chi tiết về các nguyên nhân đến từ nam giới có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sảy thai, sảy thai liên tiếp trong cộng đồng Gieo mầm hạnh phúc

sảy thai

>> Xem bài viết chi tiết kinh nguyệt không đều muốn có thai nhanh

Lưu ý: Nếu không xem được bài viết chi tiết, có thể bạn chưa phải là thành viên của group kín Gieo mầm hạnh phúc. Hãy nhấn tham gia nhóm để theo dõi bài viết cũng như tham khảo thêm các kiến thức chuẩn khoa học từ đội ngũ GMHP nhé!

4. Sự khác nhau giữa sảy thai với kinh nguyệt

Rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa các dấu hiệu của sảy thai với chu kỳ kinh nguyệt. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được mình đang có kinh hay bị sảy thai? Hãy cố gắng nhận dạng chúng bằng các yếu tố sau:

  • Triệu chứng: Đau lưng hoặc đau bụng dữ dội. Trầm trọng hơn là tiêu chảy và ra các cục máu đông lớn.
  • Thời gian: Sảy thai sớm trong thai kỳ rất dễ nhầm với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên từ tuần thứ 8 trở đi bạn sẽ phát hiện rõ hơn.
  • Thời gian kéo dài các triệu chứng: Các triệu chứng của sảy thai thường tệ hơn và kéo dài hơn kỳ kinh bình thường.

5. Những trường hợp  có nguy cơ gây sảy thai

Ngoài các trường hợp sảy thai bất khả kháng, không kiểm soát được như trên. Nguy cơ sảy thai còn có thể tăng lên do:

  • Cơ thể bị chấn thương
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc bức xạ
  • Sử dụng ma túy
  • Lạm dụng rượu
  • Tiêu thụ lượng lớn caffeine
  • Hút thuốc
  • Hai lần sảy thai liên tiếp trở lên
  • Thừa cân hoặc thiếu cân
  • Bên cạnh đó, tuổi càng cao cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Các bạn từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ  sảy thai cao hơn các bạn trẻ.

[CÒN TIẾP]: [Từ A-Z] Sảy thai và mọi điều cần biết – Phần 1

BẠN ĐANG MONG CÓ CON VÀ MONG MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CÁC KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CHUẨN KHOA HỌC NHẤT? HÃY:

Nhận tư vấn từ Dược sĩ Quách Thu Trang

Sáng lập cộng đồng Gieo mầm hạnh phúc – Người truyền cảm hứng cho các ông bố bà mẹ đang mong sớm chạm tay vào hạnh phúc!

Tham gia Cộng đồng Facebook Gieo Mầm Hạnh Phúc (Mong con yêu)

Cộng đồng do Bác sĩ, Dược sĩ chuyên môn sản khoa lập ra để hỗ trợ cho các bạn mong con. Sau 1 năm, đã có hơn 1000 bạn đón bé thành công!

*Lưu ý: Trong Gieo Mầm Hạnh Phúc cho đi nhiều hơn nhận lại. Bạn không được tự quảng bá, spam và đăng liên kết không phù hợp

Tư vấn trực tuyến

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY ĐỂ ĐƯỢC DƯỢC SĨ HƯỚNG DẪN NHỮNG KIẾN THỨC ĐÓN CON YÊU SỚM NHẤT!