Kiến thức mong con

Cảnh báo 4 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu nguy hiểm cần phát hiện ngay!

Theo NHS* - Cứ 90 trường hợp mang thai thì có 1 ca mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy nên, mẹ bầu hãy kịp thời xin lời khuyên từ bác sĩ ngay lập tức khi có các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mà GMHP nêu ra trong bài viết dưới đây

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi DS. Quách Thu Trang – Sáng lập cộng đồng Gieo mầm hạnh phúc.

Cẩn trọng với mang thai ngoài tử cung

dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu
Cẩn trọng với dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung hiểu một cách đơn giản là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng lại phát triển ngoài tử cung. Các trường hợp phổ biến thường gặp: Thai nằm ở vòi tử cung, thai nằm ở cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng,…Khi gặp phải tình trạng này, thai không được buồng tử cung bảo vệ. Do đó, khi túi thai vỡ sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây ra nguy cơ mất an toàn về tính mạng cho mẹ bầu.

“Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, số ca mang thai ngoài tử cung từ năm 1970 đến 1985 đã tăng lên gấp 4 lần. Cách đây 36 năm, tức từ 1985, cứ 66 ca mang thai sẽ có 1 trường hợp gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung.”(1)  

Còn ở thời điểm hiện nay, con số này thực sự đáng báo động hơn nhiều. Cứ 90 trường hợp mang thai sẽ có 1 ca có thai ngoài tử cung.(2)

Mang thai ngoài tử cung – cảnh báo nguy hiểm cao

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thực sự là lời cảnh báo về sự đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Bởi không đơn giản chỉ là một “tai nạn” trong hành trình cấn thai của mẹ bầu, nó còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể là khởi đầu cho những diễn biến xấu tiếp theo. Nếu để lâu, tình trạng này dẫn đến xuất huyết, vỡ vòi trứng, gây tổn thương nghiêm trọng đến tử cung. Trên thực tế, ngành y tế đã phải chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng, các mẹ sau khi mang thai ngoài tử cung đã phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung, dẫn đến vô sinh, thậm chí còn đứng trước nguy cơ tử vong.

dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu
Mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Cực kỳ lưu tâm 4 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu

Nhiều mẹ bầu đã từng gặp phải tình trạng này thừa nhận rằng, ban đầu, các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu cũng tương tự như việc cấn thai bình thường. Các tín hiệu phổ biến có thể kể đến như mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực,…

Tuy nhiên, phải đến từ 6 – 8 tuần sau kỳ kinh nguyệt bình thường, các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu mới thể hiện rõ. Một số dấu hiệu phổ biến:

  1. Chảy máu nhẹ vùng âm đạo, đau vùng chậu: Vì bào thai nằm ở ngoài tử cung nên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị bong. Khi thai nhi phát triển càng lớn, các mạch máu bên trong vòi trứng sẽ bị ăn mòn dẫn đến bị vỡ, gây xuất huyết ra ngoài âm đạo.
  2. Đau bụng dữ dội ở một bên: Một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phổ biến nhất mà chị em gặp phải, đó là đau bụng dữ dội một bên. Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới – vị trí phôi thai làm tổ. Những cơn đau có sự thay đổi về thời gian cũng như cấp độ, lúc âm ỉ, khi lại dữ dội. Thậm chí, có những cơn đau thắt kéo đến khiến cơ thể gần như kiệt sức, chân tay bủn rủn,…
  3. Đau vai gáy: Thêm một dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thường xuyên gặp phải, đó là đau vai gáy. Lúc này, phôi thai chèn ép các mạch máu khiến máu lưu thông kém, gây ra các cơn đau ở vùng gáy. Ngoài ra, các cơn đau này còn lan sang bụng, đầu và toàn bộ cơ thể.
  4. Tụt huyết áp: Chị em cần tuyệt đối lưu tâm, khi tình trạng tụt huyết áp xảy đến thường xuyên thì có thể đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu. Lúc này, nguy cơ cao túi thai đã bị vỡ. Trước tình trạng mất máu do xuất huyết ra âm đạo, cơ thể hoạt động để bù cho lượng máu đã mất, từ đó gây tụt huyết áp.
so sánh mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung hoàn toàn khác với mang thai thường

Trước những biểu hiện nguy hiểm về dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ cần lưu tâm về sức khỏe chính mình. Trước tiên, các mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra phương án xử lý kịp thời, an toàn nhất. Bởi càng chóng điều trị, mẹ sẽ giữ được an toàn sức khỏe cho bản thân, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

3 phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung

Khi mang thai ngoài tử cũng, thường cần phải điều trị để loại bỏ phôi thai trước khi phát triển quá lớn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra 3 lựa chọn điều trị chính cho bệnh nhân:

  • Theo dõi sự thoái triển của bào thai: Thường được lựa chọn khi thai phụ không có triệu chứng hoặc biểu hiện các triệu chứng nhẹ, thai còn rất nhỏ, không thể tìm thấy. Trường hợp này rất nhiều khả năng thai sẽ tự tiêu biến nên bạn có thể sẽ chỉ cần được theo dõi chặt chẽ hàng ngày.
  • Điều trị bằng thuốc: Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc để ngăn thai phát triển là methotrexate.
  • Phẫu thuật: Có 2 phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung:

– Mổ nội soi: áp dụng đối với trường hợp được phát hiện sớm, bào thai chưa vỡ.

– Mổ hở: Khi không thể mổ nội soi do khối thai đã bị vỡ hoặc có quá nhiều máu trong ổ bụng.

Mang thai ngoài tử cung có thể mang thai lại được không?

65% phụ nữ mang thai thành công trong vòng 18 tháng sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung (3). Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác, cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, khả năng và thời gian mang thai lại của mỗi người sẽ là khác nhau.

Trên thực tế, GMHP đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các bạn báo tin vui có bé sau một thời gian điều trị thai ngoài tử cung. Câu chuyện của bạn Thúy Diệu là một trong số đó:

dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu

>> Bạn có thể tham khảo chia sẻ của bạn Thúy Diệu và các bạn khác về khả năng mang thai lại sau khi điều trị thai ngoài tử cung tại Cộng đồng gieo mầm hạnh phúc

(Nếu không xem được ngay bài viết, có thể bạn chưa phải là thành viên của cộng đồng (Group kín), bạn hãy bấm Tham gia nhóm để đọc được nội dung bài viết và có thêm những kiến thức hữu ích từ cộng đồng Gieo mầm hạnh phúc nhé!)

  • Chuẩn bị tốt về tâm lý: Hãy chuẩn bị thật tốt về thể chất lẫn tình cảm cả vợ và chồng để sẵn sàng đón chào một thiên thần nhỏ bé mới.
  • Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, hãy đợi đến khi có kinh ít nhất 2 lần mới bắt đầu thả để có thể chất tốt nhất.
  • Nếu bạn được điều trị bằng methotrexate, hãy chờ ít nhất 3 tháng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Phụ nữ sau khi mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai thường mất đi một lượng máu lớn và khiến tử cung bị tổn thương một cách đáng kể. Để phục hồi khả năng sinh sản nên được ôn ấm lại tử cung của mình.

>> Bạn có thể tham khảo cách ôn ấm lại tử cung TẠI ĐÂY

Không ai mong muốn bản thân gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, trước tình hình đang gặp phải, nhận biết chính xác các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là cách tốt nhất để chị em bảo vệ sức khỏe chính mình.

*NHS: Dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh

BẠN ĐANG MONG CÓ CON VÀ MONG MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CÁC KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CHUẨN KHOA HỌC NHẤT? HÃY:

Nhận tư vấn từ Dược sĩ Quách Thu Trang

Sáng lập cộng đồng Gieo mầm hạnh phúc – Người truyền cảm hứng cho các ông bố bà mẹ đang mong sớm chạm tay vào hạnh phúc!

Tham gia Cộng đồng Facebook Gieo Mầm Hạnh Phúc (Mong con yêu)

Cộng đồng do Bác sĩ, Dược sĩ chuyên môn sản khoa lập ra để hỗ trợ cho các bạn mong con. Sau 1 năm, đã có hơn 1000 bạn đón bé thành công!

*Lưu ý: Trong Gieo Mầm Hạnh Phúc cho đi nhiều hơn nhận lại. Bạn không được tự quảng bá, spam và đăng liên kết không phù hợp

Tư vấn trực tuyến

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY ĐỂ ĐƯỢC DƯỢC SĨ HƯỚNG DẪN NHỮNG KIẾN THỨC ĐÓN CON YÊU SỚM NHẤT!